Ấn tượng với phong cách thiết kế cầu thang dọc nhà phố có diện tích nhỏ

Khi mà ngôi nhà của bạn có diện tích nhỏ hoặc xây theo kiểu nhà ống thì với thiết kế cầu thang dọc nhà sẽ giải quyết vấn đề đau đầu này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những nguyên tắc và cách lựa chọn mẫu cầu thang mà bạn cần biết.

thiết kế cầu thang dọc nhà

Những điều cần biết khi thiết kế cầu thang dọc nhà

Điều cần biết đầu tiên khi thiết kế cầu thang không được hướng ra ngoài của chính, khi cầu thang đối diện cửa chính sẽ làm dòng năng lượng tốt trực tiếp thoát ra ngoài như vậy sẽ không tốt.

Một số điều cần tránh khi thiết kế cầu thang dọc như không nên hướng vào bếp, đi thẳng vào cửa nhà vệ sinh, bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà. Không nên để bể cá, bình thủy sinh hoặc đài phun nước hay căn nhà có diện tích nhỏ đặt cầu thang ở trung cung.

Cầu thang là nơi kết nối các tầng nhà với nhau vì thế khi làm nên chú ý những vấn đề có thể là kiểu dáng bố trí. Thường cầu thang dọc nhà sẽ tiện dụng khi thiết kế cho những ngôi nhà hẹp để thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại giữa các tầng. Như vậy sẽ giảm khoảng cách di chuyển giữa khâu trung gian giúp cho ngồi nhà thông thoáng cũng như tiện nghi hơn.

thiết kế cầu thang dọc nhà 1

Khi nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao thì những thiết kế cầu thang dọc cũng được cải tiến hơn với nhiều kiểu dáng, giúp bạn có những lựa chọn phù hợp hơn với ngôi nhà của mình. Có kiểu cầu thang gấp khúc, cầu thang thẳng hay uốn cong mềm ngoài ra còn có hoa văn tinh xảo khiến cầu thang nhìn tinh tế hơn hẳn.

Thiết kế cầu thang dọc nhà phù hợp cũng như an toàn cần chú ý đến kích thước hợp lý, chiều rộng và chiều cao của cầu thang. Theo tiêu chuẩn cầu thang cho nhà dân thì chiều rộng thân cầu thang từ 0,9m – 1,2m và độ dốc của cầu thang trong các công trình kiến trúc từ 15cm – 18cm, chiều rộng tương ứng từ 24cm – 30cm.

Chiếu nghỉ cũng rất quan trọng vì đây là nơi nghỉ tạm thời khi lên xuống cầu thang và chiều rộng không được nhỏ hơn thân thang. Còn chiều cao của lan can từ 85cm – 90cm là phù hợp với quy chuẩn như vậy cầu thang sẽ không bị hẹp hay dốc khiến cho người đi được thoải mái cũng như không bị mất sức.

Những ngôi nhà ngày nay hay sử dụng cầu thang bê tông với bậc thang và len thang ốp đá thì cầu thang ziczac hay cầu thang bản sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Cầu thang ziczac là bề mặt dưới sẽ đổ khuôn bẻ sắt thiết kế theo hình ziczac như thế cầu thang sẽ tinh tế hơn nhưng giá thành lại cao hơn cầu thang bản.

Các vật liệu và mẫu thiết kế cầu thang dọc nhà được ưa chuộng

thiết kế cầu thang dọc nhà 2

Cầu thang gỗ sẽ mang lại người sử dụng cảm giác chắc chắn nhưng hãy cân nhắc chọn loại gỗ lâu năm không mọt. Có rất nhiều mẫu thiết cũng như loại gỗ đẹp được dùng để bạn có thể lựa chọn.

Cầu thang sắt được gọt giũa tỉ mỉ, tạo sự tinh tế cung như vững chắc cho người sử dụng. Nhiều mẫu mã đẹp với những hoa văn được thiết kế kỹ thuật cao, tinh xảo sẽ khiến người sử dụng tự tin di chuyển hơn. Nhưng điểm yếu là cầu thang sắt dùng lâu sẽ gỉ và giảm độ thẩm mỹ cũng như lâu ngày sẽ phải sơn lại bề mặt để bảo vệ tốt hơn.

Cầu thang inox thì phổ biến hơn vì inox không bị gỉ như sắt, không mất nhiều công sức bảo hành cũng như làm cho ngôi nhà sáng hơn. Những hạn chế nhất định trong cách kiết thế nội thất của căn nhà cũng ảnh hưởng đến việc có nên lựa chọn cầu thang inox và giá thành thì cũng cao hơn cầu thang sắt.

Cầu thang kính thì sẽ giúp cho không gian rộng hơn, tầm nhìn thoải mái và khi kết hợp với một dải đèn chùm sẽ càng làm ngôi nhà thêm sang trọng, tráng lệ. Hãy lựa chọn kính cường lực để gia tăng độ an toàn cho cầu thang cũng như sự tự tin khi sử dụng, còn về giá thành thì cầu thang kính sẽ cao hơn sắt và inox nhiều cũng như chi phí thi công.

Trên đây là một số nguyên tắc cần biết khi lựa chọn thiết kế cầu thang dọc nhà cũng như các nguyên vật liệu sử dụng khi chọn làm cầu thang. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích hơn cho bạn trong việc lựa chọn và thiết kế cầu thang cho gia đình. Cảm ơn bạn đã xem bài viết.