Dưới đây là biểu đồ giá vàng qua các năm từ 2019 đến nửa đầu năm 2021 giúp bạn theo dõi được những biến động của giá vàng, nắm giữ được quy tắc và luật cơ bản của chu kỳ giá vàng.
Biểu đồ giá vàng qua các năm – Giá vàng 2019 khởi đầu cho chu kỳ tăng giá
Trong năm 2019, giá vàng của Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ diễn biến giá vàng trên thế giới. Cụ thể là giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 43,05 – 42,68 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) ngày 5/9 và giá thấp nhất ở mức 36,10 – 36,29 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) ngày 24/4. Nhìn chung, ta có thể thấy rằng giá vàng trong nước ta bình quân năm 2019 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh lý do tâm lý thì bất an của các nhà đầu tư với khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ việc căng thẳng Mỹ– Trung leo thang. Ngoài ra có một lý do nữa khiến giá vàng tăng mạnh là do dòng tiền đổ vào vàng của các ngân hàng Trung Ương trên thế giới đang tăng rất nhanh và mạnh.
Một điểm đặc biệt nữa là gần như tất cả định chế tài chính, các ngân hàng trên thế giới hầu như không có ý định bán vàng. Điều này có nghĩa, vàng đang được hỗ trợ trong một chu kỳ dài hạn.
Tác động của Covid-19 và bùng nổ giá vàng năm 2020
Đà tăng từ năm 2019 vẫn tiếp diễn và duy trì trong suốt năm 2020, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 cường quốc đứng đầu thế giới vẫn trong tình thế căng thẳng. Cộng thêm đại dịch Covid-19 đã gây ra khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu. Trong khi chính phủ các nước trên thế giới liên tục đưa ra các gói kích thích kinh tế chưa từng có và không ngừng bơm tiền ra thị trường, cả trong nước và quốc tế. Chính vì điều này vàng đã ghi nhận những phiên giao dịch tích cực nhất khi mà giá tài sản của kim loại vàng liên tục vượt đỉnh lịch sử.
Dù cũng có những thời điểm giá vàng trồi sụt, và chịu những áp lực chốt lời từ giới đầu tư, giá kim loại quý này vẫn tăng. Ngoài ra, giá vàng cũng được hưởng lợi từ việc giá trị của đồng USD suy yếu so với 6 đồng ngoại tệ khác. Đặc biệt là dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp diễn ra trên toàn cầu nhất là tại Mỹ càng khiến giới đầu tư hoài nghi về sự phục hồi của kinh tế thế giới.
Nếu tổng kết lại về giá vàng năm 2020 chúng ta có thể chốt lại 1 câu là giá vàng năm 2020 khép lại với một năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2010.
Biểu đồ giá vàng đầu năm 2021 – Đà tăng của giá vàng liệu đã dừng lại hay chưa?
Trong 3 tháng đầu năm ta thấy rằng giá vàng nhìn chung ít biến động, mức dao động xung quanh mức 55 đến 57 triệu đồng/lượng. Biến động mạnh nhất giá vàng nửa đầu năm nay chính là đợt giảm mạnh xuống 53,1 triệu đồng/lượng vào ngày 1/12/2020.
Câu hỏi lớn nhất ở đây mà các nhà đầu tư quan tâm chính là liệu giá vàng có tăng trong năm 2021 không?
Khả năng những biến động mạnh của thị trường tài chính trên toàn cầu vẫn còn đó cho nên việc dự đoán giá vàng sẽ ra sao trong thời gian dài hạn là khá khó khăn. Theo như nhiều nhà phân tích, diễn biến của thị trường vàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khống chế đại dịch Covid 19 cũng như tình trạng phục hồi nền kinh tế của các quốc gia. Trong trường hợp nếu như đại dịch được khống chế thì các tài sản rủi ro sẽ được giới đầu tư ưa chuộng hơn, từ đó gây nên áp lực cho vàng và ngược lại.
Tuy vậy, hiện nay tình trạng tiêm chủng vắc xin và nghiên cứu vắc xin ở nhiều nước đã và đang triển khai. Tuy nhiên khi chúng ta nhìn vào khả năng phục hồi kinh tế sau dịch cios thể thấy rằng phải mất nhiều năm thì nền kinh tế mới có thể phục hồi. Hơn nữa, việc khiến cho giá vàng tăng dựng đứng trong năm 2020 lý do không hoàn toàn đến từ đại dịch Covid 19 mà vì nhiều người chưa nghĩ đến lý do dòng tiền. Ta thấy rằng từ đầu 2019, các định chế tài chính lớn đều đã thu mua ròng vàng để dự trữ và chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ bán ra cho nên giá vàng cũng không thể hạ ngay được.
Dù hiện tại giá vàng đã tăng đã khá nhiều, thế nhưng từ biểu đồ giá vàng qua các năm vừa qua ta có thể kết luận rằng, trong dài hạn – ít nhất là 2-3 năm tới thì giá vàng dù có những giai đoạn sụt giảm, nhưng đây chỉ là dấu hiệu tạm thời và xu hướng đi lên sẽ được duy trì.