Ngải cứu vừa là một món ăn ngon vừa là một loại thuốc hữu hiệu trong đông y. Vậy thì uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì đối với cơ thể chúng ta?
Tìm hiểu về cây ngải cứu tươi
Cây ngải cứu thuộc họ cúc, mọc dại và có mùi hăng, vị đắng. Ngải cứu là loại cây sống lâu năm, lá nhọn, mọc so le. Bên trên các phiến là có hơi ráp và màu trắng. Lá ngải cứu mọc men theo cuống xuống đến tận gốc. Đây là loại cây ưa ẩm, thường mọc theo kiểu “đẻ con” hoặc giâm cành.
Ngải cứu mọc hoang vì thế là loại dễ sinh trường. Người dân ta thường dùng cả ngải cứu tươi trực tiếp cho các món ăn, cho làm thuốc hoặc với ngải cứu khô còn dùng làm nước uống.
Một chút giới thiệu qua về cây ngải cứu để các bạn nắm được thông tin cơ bản. Dưới đây sẽ là thông tin của câu hỏi uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì với cơ thể con người
Ngải cứu là nguyên liệu quen thuộc và dễ chế biến. Ngoài sấy khổ hay ăn trực tiếp thì nước ngải cứu tươi cùng mang lại rất nhiều tác dụng. Có thể kể đến sau đây:
Nước ngải cứu tươi giúp cầm máu và giảm đau
Bên trong nước ngải cứu tươi có hàm lượng acid amin rất lớn. Đây là hoạt chất giúp cầm máu và làm giảm nhanh các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra với chất này thì nước ngải cứu tươi còn giúp cơ thể được trao đổi chất ổn định hơn và các triệu chứng đau nhức cũng được giảm dần. Vì thế mà người dân Việt thường dùng ngải cứu trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp cũng là nhờ tác dụng giảm đau của nó.
Có rất nhiều bài thuốc giảm đau nhức xương khớp bằng ngải cứu lưu truyền trong dân gian. Tất cả các vấn đề liên quan đến xương khớp như đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp, đau gai cột sống, đau cổ vai gáy,… đều áp dụng các bài thuốc từ ngải cứu và ở đây là nước ngải cứu tươi.
Để chấm dứt các cơn đau xương khớp từ nước ngải cứu tươi thì người bệnh cần giã nát lá ngải cứu và vắt lấy nước cốt, để giảm đắng thì có thể cho thêm 2 thìa mật ong. Mỗi ngày sử dụng 2 lần nước ngải cứu như vậy sẽ cho thấy kết quả của việc điều trị xương khớp của bạn đạt hiệu quả.
Nước ngải cứu tươi giúp bồi bổ cơ thể
Chẳng phải tự nhiên mà lại có món ăn gà hầm ngải cứu hạt sen để bồi bổ cho cơ thể sau mỗi cơn bạo bệnh. Ngoài tác dụng chữa bệnh thì việc bồi bổ cơ thể như chất bổ của ngải cứu rất hiệu quả. Nước ngải cứu tươi cung cấp vitamin với hàm lượng cao, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng như mang đến những bữa ăn ngon, ngủ sâu giấc,…
Uống nước ngải cứu tươi để điều trị đau đầu, ho, cảm cúm
Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm của nó. Vì thế mà công dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đau đầu và đường hô hấp là tuyệt vời mà nhiều người đã biết đến.
Uống nước ngải cứu tươi để điều kinh
Một tuần trước ngày kinh dự kiến các bạn sử dụng nước ngải cứu tươi mỗi ngày hoặc dùng ngải cứu sấy khô hãm lấy nước uống đều có tác dụng làm tình trạng đến ngày của bạn giảm đau, kinh nguyệt ổn định.
Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày hành kinh hãy dùng nước ngải cứu tươi và thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày.
Uống nước ngải cứu tươi giúp an thai
Với các bà mẹ đang mang thai, nếu thấy đau bụng, ra máu thì nước ngải cứu tươi cùng với lá tía tô sẽ giúp an thai hiệu quả mà lại không có tác dụng phụ.
Những trường hợp không nên sử dụng nước ngải cứu tươi
Ngải cứu được biết đến là một bài thuốc dân gian có tác dụng với nhiều bệnh và rất hiệu quả trong việc điều trị. Nhưng vì dược tính của nó khá cao nên đôi khi nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang tới tác dụng phụ.
Một số trường hợp dưới đây nên tránh sử dụng nước ngải cứu tươi trong việc điều trị bệnh:
- Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Người bị bệnh có liên quan đến gan và thận.
- Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nước ngải cứu tươi.
- Người bị bệnh rối loạn đường ruột ở mức độ nặng.
Từ lâu ngải cứu được đã được sử dụng như một loại thảo dược điều trị bệnh hiệu quả. Vì thế uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì với cơ thể con người? là câu hỏi không khó để trả lời. Sau khi tham khảo bài viết này, các bạn hãy dùng nước ngải cứu tươi sao cho hiệu quả nhất mà không mang lại tác dụng phụ.