Mách bạn mẹo nhỏ: Ăn gì để không bị táo bón?

Một trong những chứng bệnh phổ biến của người Việt hiện nay chính là táo bón. Vậy ăn gì để không bị táo bón? Áp dụng chế độ sinh hoạt ra sao để hạn chế các triệu chứng bệnh trong thời gian đầu. Hãy cùng mình tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Ăn gì để không bị táo bón?

ăn gì để không bị táo bón

Táo bón là chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, bị ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt thất thường. Vậy ăn gì để không bị táo bón? Một số loại thực phẩm nên sử dụng trong thực đơn của người bệnh bao gồm:

Các loại rau xanh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng bệnh táo bón là do thiếu chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Vì vậy việc bổ sung thêm rau xanh là việc làm vô cùng cần thiết, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa thuận lợi. Một số loại rau có tác dụng đẩy lùi bệnh táo bón bao gồm:

  • Rau mồng tơi: nhờ chứa hàm lượng cao các chất xơ hòa tan, kết hợp với các vitamin và khoáng chất có lợi, đem đến công dụng trị bệnh tuyệt vời. Giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, mát gan và làm lành vết rạn nứt hậu môn (đối với tình trạng bệnh nặng).
  • Rau diếp cá: có vị chua, thanh mát nhưng sẽ có mùi hơi tanh và khó dùng với những ai chưa từng ăn. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước cốt diếp cá, đều mang đến tác dụng trị táo bón hiệu quả.
  • Rau má: có vị hơi đắng và chứa các hoạt chất lành tính, do đó đây là liều thuốc hữu hiệu không thể bỏ qua khi chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp với giấm và mè đen để chế biến món salad.

Các loại củ

Bên cạnh rau xanh thì việc bổ sung các dưỡng chất khác cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể những loại củ có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả như:

  • Khoai lang: có chứa hàm lượng chất xơ lớn, kết hợp với các dưỡng chất có lợi như: magie, canxi, vitamin B, C,….tạo nên tính bình và vị ngọt dễ ăn. Vì vậy, khoai lang được gợi ý là loại thực phẩm bổ dưỡng, đem đến công dụng chống bệnh táo bón hiệu quả. Cách chế biến rất đơn giản, ví dụ: luộc, nấu canh,…
  • Củ cải: nhờ hàm lượng vitamin C và chất xơ lớn, hỗ trợ thải chất cặn bã ra khỏi đường ruột nhanh chóng. Tăng dịch tiết tiêu hóa, chống lại các bệnh đường ruột nguy hiểm khác.

Bổ sung trái cây

ăn gì để không bị táo bón

Như chúng ta đã biết, hoa quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Vì vậy để tránh bị táo bón thì bạn có thể chọn lựa một số loại quả dinh dưỡng sau:

  • Chuối: thích hợp dùng cho trẻ nhỏ và người lớn. Hàm lượng dưỡng chất có trong quả chuối có khả năng làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • Kiwi: được biết đến là loại quả chứa nhiều vitamin có lợi cho cơ thể. Bổ sung thêm enzyme kích thích động ruột, hỗ trợ đại tiện nhanh chóng.
  • Chanh: chỉ sử dụng để pha nước uống, tuy nhiên với những đối tượng có tiền sử bệnh dạ dày nên cân nhắc trước khi uống.

Tìm hiểu chung về chứng bệnh táo bón

Táo bón là tình trạng người bệnh đi ngoài phân khô cứng, phải rặn mạnh và mất thời gian đi vệ sinh nhiều. Gây nên các chứng bệnh đau nhức hậu môn, là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Các đối tượng dễ bị mắc bệnh bao gồm người già hoặc người béo. 

Những triệu chứng thường gặp như: đại tiện dưới 3 lần trong một tuần; mỗi lần buồn đi nặng thường xuất hiện những cơn đau quặn kéo dài. Phân thường có màu đen rắn, vón cục, đồng thời phải rặn mạnh nên một số trường hợp có kèm máu tươi.

ăn gì để không bị táo bón

Nguyên nhân dẫn đến táo bón có thể chia thành hai nhóm chính phổ biến:

Táo bón chức năng

Chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt thất thường. Thói quen sử dụng nhiều đồ ăn nhanh cũng như các loại thịt, sữa, trứng sẽ góp phần làm gia tăng chứng bệnh táo bón. Đồng với không bổ sung đủ nước hàng ngày, sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê, dẫn đến hạn chế tiêu hóa trong đường ruột.

Một số thói quen khác như đại tiện không đúng giờ hoặc do ảnh hưởng của nghề nghiệp phải ngồi nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bình thường của đường ruột. 

Táo bón do tổn thương thực thể

Người bệnh nếu gặp phải những tổn thương bẩm sinh của đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn sẽ dẫn đến chứng bệnh táo bón trong cơ thể. Một số trường hợp bệnh diễn biến nặng, có thể xuất hiện nhầy máu, khối u trong đại tràng, phình đại tràng. Đặc biệt với phụ nữ có thai trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai to cũng là nguyên nhân đè lên trực tràng, dẫn đến táo bón trong một thời gian ngắn.

Để hạn chế các chứng bệnh liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa hoặc táo bón, bạn nên bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng. Đồng thời áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Luyện tập thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Xây dựng thói quen đi đại tiện đúng giờ và cố định một thời điểm trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng khi cơ thể mới thức dây. Đặc biệt không nên nhịn đại tiện thường xuyên.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn gì để không bị táo bón? Hy vọng những mẹo nhỏ được bật mí, sẽ đem đến thực đơn đa dạng cho bữa ăn gia đình của bạn. Tránh tình trạng bệnh táo bón kéo dài và lâu ngày không khỏi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe