Khi bạn muốn xây dựng một ngôi nhà cho gia đình mình thì việc đầu tiên cần làm đó chính là làm móng nhà. Nhưng bạn không biết móng nhà là gì và làm ra sao thì bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết kết cấu móng nhà 3 tầng và những điều bạn cần biết trong khi thi công.
Chi tiết kết cấu móng nhà 3 tầng
Móng nhà là phần quan trọng của một ngồi nhà, với vai trò nâng đỡ ngôi nhà thì việc lựa chọn móng đơn, móng bè hoặc móng băng để xây dựng ngôi nhà rất trong trọng.
Móng đơn hay được gọi là móng cốc, đây là loại móng đỡ một cột hay một cụm cột được bố trí đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Được dùng nhiều để cải tạo, gia cố hay xây dựng các công trình với nền đất bên dưới cứng.
Kết cấu móng đơn gồm bê tông, cốt thép dày với trụ cột, phần đáy cần đặt trên 1 lớp đất tốt với chiều sâu trên 1m để tạo độ vững chắc cũng như an toàn. Những đơn vị thi công sẽ biết cách kiểm tra chất lượng móng và tạo ra nền móng.
Móng được được thiết kế dưới chân cột có thế chọn móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp hay riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, tròn, tám cạnh, vuông tùy vào tải trọng của nó.
Để không xảy ra tình trạng sạt lở, xói mòn gây mất an toàn thì dầm móng rất quan trọng đối với chất lượng móng. Bạn nên lựa chọn nguyên vật liệu cũng như nhà thầu thi công để nền móng được tốt nhất.
Điều đầu tiên cần làm khi thi công móng đơn là san lấp mặt bằng và dọn sạch sẽ để khi thi công sẽ thuận tiện trong quá trình thi công. Bạn và nhà thầu nên quản lý, giám sát kỹ các quy trình để có thể đảm bảo chất lượng công trình.
Bước tiếp theo là đóng cọc, muốn xác định được vị trí, kích thước và khoảng cách để đặt cọc được chuẩn xác. Dựa vào bản thiết kế nhà thầu sẽ có thể làm chuẩn các tiêu chí này. Tùy vào đặc điểm địa hình để chọn các loại cọc phù hợp sẽ nâng cao chất lượng công trình.
Móng băng thường dùng cho kết cấu móng nhà 3 tầng – 5 tầng rất hợp cho nhà ống, nhà ở phố khi có phương pháp thi công đơn giản tạo độ lún đều với chi phí xây dựng thấp. Vì lẽ đó mà các nhà thầu rất hay chọn móng băng để thi công công trình.
Móng băng sẽ được xếp loại móng nông và móng xây trên các hố được đào trần sau đó lấp lại. Chiều sâu từ 2m – 3m và có thể lên đến 5m đối với những công trình lớn, móng băng cũng sẽ chia làm 3 loại móng mềm, móng cứng và móng kết hợp để có thể thích hợp với mỗi công trình.
Muốn tạo sự liên kết khi bố trí thép móng băng cũng có các tiêu chuẩn nhất định. Khi sắp xếp cần để ý khoảng cách giữa các thanh. Bình thường điểm nối thẳng giữa 2 thanh là 10 – 15cm. Không đặt áp sát với mặt đất dưới móng.
Các công trình có số tầng khác nhau thì số lượng cột và sức nén tường sẽ thay đổi. Các công trình 3 tầng sẽ ít cột và tương hơn so với 5 tầng. VÌ thế áp lực nền móng công trình 3 tầng sẽ nhẹ hơn 5 tầng.
Kết cấu móng nhà 3 tầng và những điều cần biết
Bạn lên tìm hiểu về móng nhà cũng như chọn lựa đơn vị thi công để có thể đảm bảo được chất lượng, tiến độ công trình. Với những loại móng đơn, móng băng thì móng bè, móng cọc ít được sử dụng hơn lên sẽ được viết vào bài sau.
Công tác chuẩn bị làm móng mà bạn cần biết là giải phóng mặt bằng công trình, chuẩn bị nhân sự, nguyên liệu và trang thiết bị cũng như những máy móc liên quan.
Sau các bước đóng cọc rồi đến đào hố móng, làm phẳng mặt hố móng để tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm tra độ cao với đổ lớp bê tông lót móng. Sau khi cắt đầu cọc thì đến đổ bê tông để tạo sự liên kết các vật liệu đồng thời đảm bảo được chất lượng công trình.
Khi bê tông đạt được độ liên kết sau 1 – 2 ngày thì có thể tháo cốp pha móng, tùy vào điều kiện thời tiết việc tháo cốp pha móng sẽ nhanh hay chậm. Bảo dưỡng bê tông thì cần chú ý độ ẩm bằng các tưới nước sau khi đổ bê tông được 4 tiếng và ít nhất 3 lần 1 ngày để đảm bảo độ liên kết không bị khô, nứt nẻ.
Bài viết trên đã giải thích kết cấu móng nhà 3 tầng cũng như những điều cần biết để bạn có thể tự giám sát cũng như sắp xếp các bước trong việc đổ móng cho ngồi nhà mình. Cảm ơn vì đã đọc bài viết và hy vọng sẽ giúp ích cho bạn hơn trong việc xây dựng ngôi nhà cho gia đình.